Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Giáo dục Hiện đại Cánh Buồm – Là một nhóm bạn bè, những người thiết tha với trẻ em, với nền giáo dục nước nhà >>>📚 Top1Book 📚>>> TỦ SÁCH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC CÁNH BUỒM (Báo cáo của Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng tại Hội thảo 10 năm Cánh Buồm) Ra mắt cuối 201… , shares-11✔️ , likes-101❤️️ , date-2019-10-03 21:19:34🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕📚

Giáo dục Hiện đại Cánh Buồm – Là một nhóm bạn bè, những người thiết tha với trẻ em, với nền giáo dục nước nhà >>>📚 Top1Book 📚>>> TỦ SÁCH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC CÁNH BUỒM 
(Báo cáo của Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng tại Hội thảo 10 năm Cánh Buồm)

Ra mắt cuối 201… , shares-11✔️ , likes-101❤️️ , date-2019-10-03 21:19:34🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕📚

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕
TỦ SÁCH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC CÁNH BUỒM
(Báo cáo của Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng tại Hội thảo 10 năm Cánh Buồm)

Ra mắt cuối 2013. Qua 6 năm, xuất bản được 6 đầu sách gần 4000 trang in.
Tủ sách đã được NXB Tri Thức bảo trợ, và được Quỹ Cánh Buồm hỗ trợ một phần để xuất bản.

Mục đích: Cung cấp bản dịch văn bản gốc những sách kinh điển của TLHGD thế giới từ TK XX, tập trung vào những tác giả, tác phẩm có tác động quyết định sự chuyển biến GD sang thời hiện đại.

JEAN PIAGET (1896-1980)

Piaget là nhà tâm lý học (TLH) hàng đầu TK 20, người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về sự phát triển trí khôn trẻ em, những nghiên cứu quan sát chi tiết về nhận thức ở trẻ em. Tạo bước chuyển căn bản trong nền Giáo dục thế giới (Chẳng hạn, năm 1966 chính phủ Anh đã xem xét lại GD tiểu học dựa hẳn vào lý thuyết Piaget)

Học khám phá – ý tưởng rằng cách học tốt nhất của trẻ em là “học bằng cách làm” (learning by doing) và chủ động thăm dò – được coi là trung tâm của chương trình tiểu học.

1. Sự ra đời trí khôn ở trẻ em – La naissance de l’intelligence chez l’enfant ( Hoàng Hưng dịch, Tri Thức xuất bản 2013, tái bản 2014, 2015, 2017, 2018, 2019). Giải Sách Hay năm của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh & Viện Giáo dục IRED 2016

2. Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em (Nguyễn Xuân Khánh & Hoàng Hưng dịch, Tri Thức xuất bản 2015, tái bản 2017)
3. Sự xây dựng cái thực ở trẻ (Hoàng Hưng dịch, Tri Thức xuất bản 2017)

HOWARD GARDNER

Howard Earl Gardner (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943), là nhà tâm lý học phát triển người Mỹ; giáo sư nghiên cứu về khoa học nhận thức và giáo dục của trường cao học Harvard thuộc Đại học Harvard, giám đốc Dự án Zero của Harvard (có mục tiêu nghiên cứu và cải thiện việc học, suy nghĩ và sáng tạo trong nghệ thuật và các ngành khác), và từ 1995 là đồng giám đốc Dự án The Good Project (có mục tiêu cổ động sự dấn thân và đạo đức trong giáo dục). Gardner đã viết hằng trăm bài nghiên cứu và 30 cuốn sách (được dịch ra hơn 30 thứ tiếng). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences

1. CƠ CẤU TRÍ KHÔN (FRAMES OF MIND):

Bản dịch tiếng Việt của nhà giáo Phạm Toàn: “Cơ cấu trí khôn – Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn”, Tri Thức xuất bản năm 2012, tái bản 2014, 2015, 2016, 2017, 2019)

Lý thuyết trí khôn đa dạng (Multiple Intelligences) được TS Howard Gardner phát triển vào năm 1983, khi ông là GS về giáo dục học tại ĐH Harvard. Nó gợi ý rằng ý niệm truyền thống về trí khôn dựa trên đo nghiệm I.Q (chỉ số thông minh) là quá sức hạn chế. Thay vào đó, TS Gardner đề xuất tám dạng trí khôn khác nhau phải được tính đến trong phổ rộng tiềm năng con người ở trẻ em và người lớn. Những trí khôn này là:
• Trí khôn ngôn ngữ (trí thông minh về từ ngữ)
• Trí khôn logic-toán (trí thông minh về con số/lập luận)
• Trí khôn không gian (trí thông minh về hình ảnh thị giác)
• Trí khôn cơ thể-cảm giác vận động (trí thông minh về cơ thể và giác cảm nhạy bén về vận động – ND)
• Trí khôn âm nhạc
• Trí khôn liên cá nhân (Interpersonal intelligence: trí khôn về mặt giao tiếp giữa người và người – ND)
• Trí khôn tự thức (Intrapersonal intelligence: trí khôn về bản thân mình)
• Trí khôn về tự nhiên (Naturalist intelligence)

TS Gardner nói rằng nhà trường và nền văn hoá của chúng ta tập chú phần lớn vào trí khôn ngôn ngữ và logic-toán, đánh giá cao những người ăn nói mạch lạc và logic. Tuy nhiên, ông cho rằng ta cũng nên chú ý một cách công bằng đến các cá nhân thể hiện thiên bẩm về những dạng trí khôn khác: các nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ, nhà tự nhiên học, nhà thiết kế, vũ công, người chữa bệnh, thầu khoán, và những người khác, những người làm giàu cho thế giới ta sống. Bất hạnh là nhiều trẻ em có những thiên bẩm như thế lại không nhận được sự củng cố của nhà trường. Nhiều em rốt cuộc còn bị gán cho cái nhãn “thiểu năng về học tập”, “ADD” (attention deficit disorder: rối loạn năng lực chú ý), hay đơn giản là học sinh yếu kém (ở VN gọi là “học sinh cá biệt” – ND) khi những cung cách suy nghĩ và học hành của các em không được đề cập tới trong các lớp học nặng về ngôn ngữ hay logic-toán.
Lý thuyết trí khôn đa dạng đề nghị một chuyển biến trọng yếu trong cung cách điều hành trường học. Các giáo viên nên được huấn luyện để trình bày bài học theo nhiều cách, sử dụng âm nhạc, việc học tập thể, các hoạt động nghệ thuật, đóng kịch, đa phương tiện, điền dã, suy ngẫm nội tâm, và hơn thế nữa. Lý thuyết này đã thu hút được sự chú ý của nhiều giáo viên trong khắp nước Mỹ, và hằng trăm nhà trường đang sử dụng triết lý này để thiết kế lại cung cách giáo dục trẻ em.

2. TRÍ KHÔN SÁNG TẠO (CREATING MINDS, 1993)

Hoàng Hưng dịch, sắp ra mắt

Mổ xẻ trí khôn sáng tạo qua cuộc đời của Freud, Einstein, Picasso, Stravinsky, Eliot, Graham và Gandhi

Tóm tắt những nét đặc trưng về phát triển trở đi trở lại trong bẩy phân tích: (1) lưu tâm đến những cái phổ quát của tuổi thơ cũng như những nét riêng biệt của những thời thơ ấu đặc biệt; (2) xem xét hứng thú ban đầu và sự chuyển qua làm chủ bền vững một lĩnh vực; (3) khám phá hay sáng tạo những yếu tố mới hay trái ngược ở một thời điểm sau khi đã đạt được sự làm chủ; (4) những cách thức nhà sáng tạo xử lý cái mới mẻ ban đầu và dấn thân vào một chương trình thăm dò; (5) những vai trò ủng hộ hay hạn chế của những cá nhân khác trong thời kỳ biệt lập; (6) những cách thức hình thành từng bước một hệ thống biểu tượng mới, ngôn ngữ mới, hay phương thức biểu hiện mới; (7) những phản ứng ban đầu của các nhà phê bình xác đáng và những cách thức phản ứng này biến đổi qua một thời kỳ; và (8) những sự biến xung quanh một cuộc cách tân thứ hai, toàn diện hơn, thường xảy ra trong khoảng giữa cuộc đời.

3. TRÍ KHÔN PHI HỌC ĐƯỜNG (THE UNSCHOOLED MIND):

Phạm Anh Tuấn dịch (sắp ra mắt)

Xuất bản lần đầu vào năm 1991. Tìm cách mô tả nội dung của cái “trí tuệ hồn nhiên” ấy, phác ra những lí do vì sao nó lại tồn tại dai dẳng với sức mạnh gây kinh ngạc và gợi ý một số cách thức để nhà trường có thể vận dụng vào dạy học. Nhiệm vụ này là quan trọng, vì xưa nay các nhà giáo dục thuộc mọi đường lối đều bỏ lỡ tiềm năng to lớn của trí khôn phi học đường. Các nhà giáo dục mang tâm thức tiến bộ – vốn được gọi là những nhà giáo dục “nhìn bằng con mắt của Dewey” – tin rằng những cách nhìn ban đầu rất đáng yêu của trẻ rồi cũng có thể biến đổi một cách tự nhiên để thành những dạng trí tuệ có kỷ luật (cũng có nghĩa là trí tuệ được định hình qua các môn học ở nhà trường – discipline). Những người theo quan điểm của Piaget thừa nhận là đứa trẻ nào cũng mắc nhiều cách hiểu sai do nhận thức, song họ cho rằng những cách hiểu sai ấy xét cho cùng (và có lẽ là rất dễ dàng) sẽ tiêu biến đi khi sau này đứa trẻ có được sự nhận thức đi từ trải nghiệm thực tế – trong trường hợp này tức là khi đứa trẻ có những hoạt động và sự tương tác cá nhân dựa theo thế giới vật chất ở bên ngoài.

KẾ HOẠCH XUẤT BẢN 2020:

1. HOWARD GARDNER: “Chân-Thiện-Mĩ trong tầm nhìn đương đại”
(Truth, Beauty, Goodness Reframed)

Hiếu Tân dịch (sẽ xuất bản năm 2020)

Mục tiêu kép: vừa định nghĩa Chân –Thiện – Mĩ cho thời đại chúng ta, vừa giảỉ thích làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng những phẩm tính này tiến lên mãi.

Những thách thức của chủ nghĩa hậu-hiệnđại và truyền thông kỹ thuật số đè nặng lên ba phẩm tính theo những cách khác nhau –những nguy cư và những cơ hội mà chúng đặt ra cho các lĩnh vực đều khác nhau, và sự đối phó của chúng ta trong từng lĩnh vực cũng phài khác nhau tương ứng. Đối với nhiều người việc đi tìm chân lý hoặc những chân lý đường như khá rõ ràng, chúng ta có thể cãi rằng liệu chỉ có một chân lý hay có thể có nhiều hơn một chân lý, và làm thế nào có thể xác định chắc chắn đó là chân lý.
Tương tự, mọi xã hội, và thật ra, mọi cá nhân đều có cảm giác về cái gì là tốt và một số ý tưởng về làm thế nào để đạt được điều tốt. Khi chúng ta biết nhiều hơn về các tôn giáo, các hệ thống tín ngưỡng, các tập tục xã hội khác nhau, chúng ta đi đến chỗ nhận ra rằng cảm nhận của chúng ta về điều tốt có thể không cùng là cảm nhận của những người khác hoặc những tập đoàn người khác, ở những nơi khác và vào những thời khác. và khi các xã hội trở nên phức tạp hơn, chúng ta cần những mô tả về điều tốt đối với các nghề nghiệp nhất định và những biến thể của tư cách công dân. Và như vậy chúng ta có thể hoặc không thể thành công trong việc đi đến một quan điểm nhất trí về cái thiện /điều tốt. Nhưng đi tìm cái thiện, động cơ để đấu tranh với những ý niệm khác nhau về cái thiện, và hi vọng rằng có thể nảy sinh một thứ đồng thuận vẫn là điều thiết yếu. Những động lực này có từ thời lịch sử bắt đầu được ghi lại. Chúng hầu như vẫn còn lại với chúng ta chừng nào còn con người biết suy nghĩ và cảm xúc sống trên – chứ không phải là phá hoại – hành tinh nhỏ bé, duy nhất này.
Cái đẹp đặt ra cả loạt vấn đề dường như ít phổ biến hơn so với các phẩm tính khác. Trước hết có vấn đề – được thảo luận trong những trang này – về việc liệu cảm quan về cái đẹp của chúng ta có cơ sở sinh học hay không, và liệu nói chung nó có bị quyết định, hay thậm chí bị quyết định hoàn toàn, bởi môi trường văn hóa của chúng ta không. Có lẽ chân lý của vấn đề nằm đâu đó ở quãng giữa – nó chỉ đặt ra nhiều câu hỏi hơn. Thậm chí nếu có những cơ sở sinh học cho những phán xét ban đầu về cái đẹp của những đồ vật và những trải nghiệm nào đó, thì những phán xét ấy có thể thay đổi đến mức độ nào?
… Diễn tả một cách sinh động, cái đẹp ít liên quan đển sự sống và cái chết hơn các phẩm tính khác. Nhất trí về cái thiện hay phản đối của ác, là quan trong với sự sống còn. Khả năng phân biệt cái thật với cái giả cũng có ý nghĩa sinh tử như thế.
Tuy nhiên, trải nghiệm về cái đẹp vẫn nằm trong số các lý do chủ yếu để sống, để ham muốn sống, để chia sẻ niềm vui sống với người khác. Chắc chắn là từ quan điểm của thuyết tiến hóa, công việc của chúng ta trên mặt đất chỉ đơn giản là tái sinh sản thừa thãi… Nhưng một khi chúng ta vượt xa khỏi việc đơn giản là còn sống – và phần lớn chúng ta có cái may mắn được ở trong vị thế ấy – thì chất lượng sống tỏ ra là thiết yếu. Và một cuộc sống bị lấy mất đi vẻ đẹp – hay nếu bạn thích, không có tiềm năng trải nghiệm cái đẹp – là trống rỗng.

2. JEROME BRUNER

Jerome S. Bruner (1915- ) là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Ông là một trong những gương mặt then chốt trong cái được gọi là “cuộc cách mạng nhận thức” – nhưng chính lĩnh vực giáo dục mới là nơi mà ảnh hưởng của ông được cảm thấy một cách đặc biệt. Tác động trực tiếp đến việc hình thành chính sách của Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến tư duy và định hướng của một nhóm lớn các nhà giáo và học giả.

Tham khảo:

BLOG: tamlyhocgiaoducwordpress.info/
Hai tháng (cuối tháng 7-cuối tháng 9/2019) có 40 bài, với gần 30.000 người đọc, nhiều bài có 1500-2000 người đọc.



🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY

Code Embed: No embed code was found for TOP1VIETNAM-420617034660007


🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕
#TỦ #SÁCH #TÂM #LÝ #HỌC #GIÁO #DỤC #CÁNH #BUỒM #Báo #cáo #của #Nhà #thơ #dịch #giả #Hoàng #Hưng #tại #Hội #thảo #năm #Cánh #BuồmRa #mắt #cuối



V05 - Top1Learn.com - Top1Learn.vn - No1Dev.com - Top1English.vn
Logo
Shopping cart